QUY TRÌNH KIỂM TRA MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử đa năng được sử dụng trong các công tác đo đạc, khảo sát và xây dựng công trình đòi hỏi độ chính xác cao. Do vậy, máy cần được kiểm nghiệm thường xuyên để đảm bảo kết quả đo đạc được chính xác nhất. Yêu cầu kiểm nghiệm máy định kì đối với máy toàn đạc điện tử là 6 hoặc 12 tháng 1 lần.

1. KIỂM ĐỊNH BỌT THỦY DÀI MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

 Kiểm tra:

  • Đặt máy lên chân và cân máy bằng các ốc cân.
  • Quay máy đi 360di chuyển từ từ để kiểm tra độ cân bằng máy
  • Kiểm tra xem, nếu bọt thuỷ nằm ở tâm của ống thuỷ, không cần hiệu chỉnh. Nếu nằm ngoài tâm của ống thuỷ tiến hành hiệu chỉnh như sau:

  Hiệu chỉnh:

  • Nếu có sự lệch thì đánh giá xem độ lệch như thế nào. Để xác định độ ổn định của máy móc.
Hiệu chỉnh bọt thủy dài

Hãy kiểm tra lại và lặp lại các bước trên nếu như cần thiết.

2. KIỂM ĐỊNH BỌT THỦY TRÒN MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

Kiểm tra:

          Sau khi đã chỉnh bọt thuỷ dài về tâm, hãy kiểm tra xem bọt thuỷ tròn có nằm ở tâm không, nếu lệch ra ngoài thì đánh giá xem độ lệch của máy để biết cần mang máy đi kiểm định lại chưa.

==è Sau khi cân bằng máy bọt thuỷ tròn tới bọt thuỷ dài: đánh giá cả hai bọt thuỷ để biết độ lệch của máy móc. Nếu khẩn cấp bạn có thể cân bằng bọt thuỷ dài để sử dụng trước, nhưng cần mang đi kiểm định lại máy móc nhanh nhất có thể.

3. KIỂM ĐỊNH KÍNH DỌI TÂM QUANG HỌC MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

Kiểm tra:

  • Đặt máy lên chân máy (không cần thiết phải cân máy)
  • Đặt một tờ giấy mỏng được đánh một dấu X trên mặt đất dưới máy.
  • Nhìn qua kính dọi tâm, hiệu chỉnh các ốc cân đưa ảnh tâm dấu X về trùng tâm của kính dọi tâm.
  • Xoay 1800 nếu ảnh tâm dấu X có trùng nhau không.

4. KIỂM ĐỊNH CHỈ CHỮ THẬP MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

Nguyên nhân: Do lưới chỉ chữ thập không thỏa mãn hai điều kiện sau: Chỉ đứng phải nằm trong mặt phẳng chứa trục ngắm CC của ống kính ; chỉ ngang nằm trong mặt phẳng chứa trục quay HH của ống

5. KIỂM ĐỊNH SAI SỐ 2C MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

– Nguyên nhân: Do trục ngắm (CC) và trục quay (HH) của ống kính không vuông góc với nhau.

– Kiểm nghiệm: Đặt máy trên chân máy, cân bằng chính xác, chọn một mục tiêu ở xa và rõ có độ cao gần bằng độ cao ống kính.

+Ở bàn độ trái: Dùng chỉ đứng bắt chính xác mục tiêu, đọc số trên bàn độ ngang là T.

+ Ở bàn độ phải: Cũng bắt chính xác mục tiêu và đọc số trên bàn độ ngang là P.

+ Tính 2C = T-P±1800 .

– Máy đang ở phải kính, tính số đọc Pđúng = P+C. Dùng ốc vi động ngang đặt số đọc phải đúng, khi đó chỉ đứng rời khỏi mục tiêu.

6. KIỂM ĐỊNH SAI SỐ MO MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ

 * Nguyên nhân: Khi trục ngắm CC nằm ngang thì vạch khắc bàn độ đứng (00 -1800) hay (90-2700); (00 -00) lại không trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch “0” trên thang đọc số (Vì vạch chuẩn 0 của thang đọc số không trùng với đường nằm ngang HH )

* Kiểm nghiệm: Đặt máy trên chân máy, cân bằng chính xác, chọn một mục tiêu ở xa và rõ

– Ở bàn độ trái: Dùng chỉ ngang bắt chính xác mục tiêu, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là T.

– Ở bàn độ phải: Bắt chính xác mục tiêu bằng chỉ ngang, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là P.

MO = (T+P – 3600)/2                                         Máy khắc 90-2700
MO = (T+P – 1800)/2                                         Máy khắc 0– 1800
MO = (T+P)/2                                                      Máy khắc 0– 00

ð  Đối với sai số 2C và MO thì khi kiểm tra nó để đánh giá sai số hệ thống máy móc, xem coi đã đáp ứng được nhu cầu độ chính xác trong công trình chưa. Thi công theo từng cấp hạng công trình cần có sai số hệ thống máy móc khác nhau. Thường thì sai số máy móc 2C MO dưới 5’’ thì đủ để sử dụng cho hầu hết các công trình xây dựng.

ð Nếu có thắc mắc gì thêm anh có thể liên hệ tới Công ty TNHH Tư vấn Khảo sát & Xây dựng Đại Nam để được hỗ trợ và kiểm định máy móc, thiết bị.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!