ĐO VẼ CÔNG TRÌNH NGẦM
Các loại công trình ngầm
- Đường ống tự chảy: gồm hệ thống nước thải, tiêu nước mưa thường được xây dựng dưới dạng phi kim loại, bê tông cốt thép. Tại các vị trí góc ngoặt, thay đổi đường kính, độ dốc hoặc trên đường ống thẳng cách 50-100 thường có hố ga. Độ dốc hệ thống tự chảy thay đổi phụ thuộc vào độ lớn ống.
- Đường ống áp lực: là các loại đường ống dẫn chất lỏng, khí nhờ áp lực như ống dẫn nước sinh hoạt, dẫn dầu, dẫn khí đốt. Trên các loại đường ống này cũng có các giếng ga, trong đó có van điều chỉnh.
- Đường cáp điện ngầm: gồm các cáp điện cao thế, hạ thế, điện thoại, thông tin liên lạc, tín hiệu … Thường chúng được đặt thành bó trong ống nhựa, bê tông hoặc đặt trực tiếp ở đáy hào có nắp đậy.
Yêu cầu về độ chính xác đo vẽ công trình ngầm
- Sai số tương hỗ mặt bằng giữa công trình ngầm so với móng nhà gần nhất không được vượt quá 0.15m.
- Sai số tương hỗ độ cao giữa 2 giếng ga kề nhau không vượt quá 0.01m.
Phương pháp đo vẽ công trình ngầm
- Đo vẽ trực tiếp: phương pháp này được áp dụng khi công trình lắp đặt xong nhưng chưa lấp đất, thường áp dụng đo vẽ hoàn công công trình. Các điểm đặc trưng của công trình được đo nối trực tiếp với các điểm khống chế đo vẽ để xác định tọa độ, cao độ.
- Đo vẽ gián tiếp: khi công trình đã lấp đất và không có bản vẽ hoàn công phải dùng tới máy dò tìm công trình ngầm để xác định vị trí và độ sâu công trình rồi đo nối với các điểm khống chế đo vẽ.
Máy dò công trình ngầm
Máy dò công trình ngầm hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ
Máy dò công trình ngầm bằng Radar xuyên đất
Quy trình đo vẽ công trình ngầm
Chuẩn bị –> Khảo sát –> Dò công trình ngầm –> Đo nối –> Thành lập bản đồ công trình ngầm.
- Chuẩn bị: thu thập tài liệu liên quan công trình ngầm như bản vẽ hoàn công; tài liệu cải tạo công trình ngầm; mốc khống chế mặt bằng, độ cao; bản đồ tỷ lệ lớn của thành phố; bản đồ địa chính. Kiểm tra máy dò công trình ngầm và các thiết bị đo đạc khác.
- Khảo sát: cùng các chuyên gia ban ngành liên quan khảo sát chính xác hóa trên thực địa công trình ngầm. Xem khả năng sử dụng các tài liệu trắc địa để phục vụ đo vẽ công trình ngầm.
- Dò công trình ngầm: ở các điểm đặc trưng công trình ngầm và trên tuyến thẳng cách 50m phải dò công trình ngầm, song song với việc dò cần xác định chất liệu, kích thước, đường kính công trình ngầm.
- Đo nối: để xác định tọa độ và cao độ công trình ngầm cần đo nối các vị trí dò được với các điểm khống chế đo vẽ hoặc các điểm địa vật trên mặt đất đã có tọa độ và cao độ.
- Thành lập bản đồ công trình ngầm: chủ yếu thành lập ở tỷ lệ 1/500; ở chỗ phức tạp tỷ lệ 1/200; ở khu vực ít công trình ngầm tỷ lệ 1/1000.