• Khách hàng: Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn
  • Thời gian: April 27, 2019
  • Diện tích: 8,4 hectar
  • Địa điểm: An Khánh, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Website: https://dainamhcm.net

Share:

Quan trắc mực nước bằng máy thủy bình

KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH NÓC HẦM THỦ THIÊM

Giới thiệu về công trình khảo sát

Mục tiêu của công tác nghiệm thu là để kiểm tra cao độ địa hình đáy lớp bao phủ phía trên hầm Thủ Thiêm.

Công trình: Báo hiệu hàng hải chuyên dùng đường hầm sông Sài Gòn.

Vị trí dự án: phường An Khánh, quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Diện tích khảo sát: ~ 8,4 ha

Tiêu chuẩn áp dụng trong công tác khảo sát địa hình

        TCVN 4419-87 “Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng”.

        TCXDVN 9398:2012 “Khảo sát thi công – Những yêu cầu chung”.

        TCVN 10336:2015 ‘’Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải –  Yêu cầu kỹ thuật’’

        TCCS XX:2015/CHHVN ‘’Tiêu chuẩn cơ sở- Tiêu chuẩn khảo sát đo sâu dưới nước bằng thiết bị hồi âm.’’

       96 TCN 43-90 “Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500–1/5000” của Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước.

        TCXDVN 9401:2012 “Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình”.

       Engineering and Design – Hydro graphic Survey (U.S. Army Corp of Engineers, 1 January 2002).

       Engineering and Design, Topographic & Hydro graphic Survey.

       British standard BS 5930

Hệ tọa độ và độ cao dùng trong công tác khảo sát địa hình

  Hệ tọa độ VN2000:

o Phép chiếu: UTM, múi chiếu 3°.

o  Kinh tuyến trục: 106°00’.

o  Hệ số biến dạng tại kinh tuyến trục: 0.9999.

 Hệ độ cao: Hải đồ.

Nội dung công tác khảo sát địa hình

Công tác khảo sát được thực hiện tuân theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật lập bởi chủ đầu tư, đề cương kỹ thuật của nhà thầu khảo sát và các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.

Hạng mục công việc khảo sát

Stt.

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

1.

Huy động và giải tán

Gói

1

2.

Thu thập mốc khống chế tọa độ và độ cao công trình

Mốc

2

3.

Khảo sát địa hình tỷ lệ 1:500, đường đồng mức 1m

Ha

8.4

4.

Xử lý số liệu, lập bản vẽ, báo cáo

Gói

1

Cột mia nước tại mốc khống chế đo vẽ
Cột mốc cao độ tham chiếu

b.     Khảo sát địa hình dưới nước.

Bản đồ địa hình được thành lập tỷ lệ 1/500 với diện tích 8.4 hecta, khoảng cao đều đường đồng mức 0.5m.

Các công tác thực hiện như sau:

Kiểm tra thiết bị đo sâu

Thiết bị dùng cho việc đo sâu là máy đo sâu Odom Hydrotrac II độ chính xác cao, máy được kiểm tra bằng đĩa kim loại 60x60cm, dày khoảng 3mm (được gọi là đĩa kiểm nghiệm), đã tiến hành kiểm tra tại các thang độ sâu phù hợp với độ sâu trong khu đo. Kết quả kiểm tra máy đo sâu đạt yêu cầu.

Kiểm tra thiết bị DGPS

Đặt máy thu GPS được kết nối trực tiếp với laptop để thể hiện tọa độ trên màn hình laptop và tọa độ được thu trực tiếp vào phần mềm Hydromagic. Kết quả kiểm tra thiết bị DGPS theo phương pháp tọa độ tại mốc TT-3 đạt yêu cầu với sai số vị trí nhỏ hơn 0.1m.

Thiết kế tuyến đo sâu

Việc thiết kế các tuyến đo sâu được thực hiện trước khi tiến hành công tác đo sâu. Tỷ lệ bình đồ là 1/500, khoảng cách giữa 2 đường chạy là 10m. Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm đo sâu trên cùng 1 đường chạy khoảng 5m. Sau khi đo xong các đường chạy, chạy các  tuyến chạy vuông góc để kiểm tra cách nhau khoảng 100m.

Công tác đo sâu

Nguyên tắc đo sâu hồi âm ứng dụng công nghệ DGPS kết hợp với quan trắc trạm nghiệm triều được trình bày tóm tắt như sau:

  • Máy thu GPS Trimble SPS 361 và máy đo sâu hồi âm Odom Hydrotrac II được cài đặt với cùng tốc độ thu dữ liệu. Atenna GPS và cần đo sâu được đặt đồng trục trên thuyền khảo sát. Một máy tính Laptop đặt trên thuyền có cài đặt sẵn phần mềm đo sâu HYPACK liên kết với máy đo sâu hồi âm và máy thu tín hiệu GPS. Dữ liệu đo được thu thập theo thời gian thực và tự động lưu vào máy tính. Quan trắc trạm nghiệm triều diễn ra đồng thời với việc đo độ sâu trên thuyền khảo sát, cứ 15 phút đọc số liệu mực nước một lần từ bắt đầu đến kết thúc quá trình đo.
  • Khi tàu khảo sát bắt đầu di chuyển, màn hình laptop thể hiện vị trí của tàu. Do đó, chúng ta có thể kiểm soát được việc tàu di chuyển theo đúng tuyến đã thiết kế một cách chính xác. Tọa độ điểm đo sẽ được phần mềm HYPACK sẽ tự động chuyển đổi các giá trị tọa độ của các điểm dưới đáy sông từ hệ WGS-84 sang hệ VN2000, cùng với giá trị độ sâu ghi nhận từ máy đo sâu sẽ được thể hiện, lưu lại trên Laptop. Giá trị độ sâu được lưu từ máy tính kết hợp với kết quả quan trắc trạm nghiệm triều sẽ xử lý để bằng phần mền HYPACK để cho ra kết quả cao độ địa hình phục vụ công tác thành lập bình đồ.
  • Số liệu đo địa hình dưới nước được lưu vào máy tính bằng phần mềm HYPACK dưới dạng cột XYH. Sử dụng phần mềm ADS Civil để biên tập bình đồ, sau đó xuất sang Autocad để biên tập hoàn thiện.

Kết luận về công tác khảo sát địa hình

Công tác nghiệm thu địa hình dưới nước đã được thực hiện tuân theo yêu cầu đề cương và các quy định hiện hành. Không có tai nạn và vấn đề nào bất thường xảy ra trong suốt quá trình khảo sát tại hiện trường.

Kết quả nghiệm thu và báo cáo nghiệm thu địa hình dưới nước đã đáp ứng được các yêu cầu về khối lượng và chất lượng tuân thủ theo hợp đồng và các quy định hiện hành.

Chat ngay với chúng tôi!
Liên hệ hotline để được tư vấn!